Tăng trưởng doanh thu ngành Booking với PayOS

PayOS mang đến giải pháp tự động xác nhận thanh toán cho ngành Booking, nâng cao khả năng khai thác thị trường.

Đăng ký ngay!

Alternative Text

Ngành Booking là gì?

Booking được hiểu là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Hình thức kinh doanh này thực chất là việc bạn lưu giữ, quảng bá dịch vụ/sản phẩm trực tuyến, có thể kể đến: dịch vụ đặt vé xe, tour du lịch, phòng khách sạn,…và thu hút khách hàng mua chúng thông qua các kênh truyền thông, bán hàng.

Về bản chất, thì ta có thể dễ dàng nhận ra rằng Booking là một dịch vụ mở rộng của Thương mại điện tử, và thường xoay quanh các hoạt động du lịch. Trong đó, Booking bán dịch vụ/sản phẩm số/sản phẩm không cần phải giao hàng chứ không phải những hàng hóa cụ thể.

Nếu như Thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh B2C (kinh doanh tới khách hàng) hoặc C2C (khách hàng tới khách hàng) thì lĩnh vực Booking sử dụng đa dạng mô hình kinh doanh khác hơn, phù hợp cho từng ngành công nghiệp/dịch vụ mà doanh nghiệp Booking đang hướng đến như du lịch hoặc vận tải.

Đặc biệt, mô hình kinh doanh mạng lưới – phân cấp đại lý là một mô hình thường xuyên được các doanh nghiệp sử dụng để triển khai nhằm mở rộng quy mô và dễ dàng khai thác thị trường mà không cần phải bỏ ra nhiều công sức cũng như đầu tư quá nhiều về mặt nhân sự.

Thị trường Booking trở nên nhộn nhịp sau đại dịch Covid 19 

Trái ngược với tình hình ảm đạm trong đại dịch Covid, nửa đầu năm 2023 ngành Booking cho thấy sự khởi sắc rõ rệt khi nhu cầu di chuyển, du lịch ngày càng tăng. Cụ thể, du lịch Việt Nam đạt 83% kế hoạch cả năm về đón khách quốc tế chỉ sau 7 tháng, nhiều khả năng năm 2023, du lịch Việt Nam sẽ sớm hoàn thành mục tiêu, trong khi còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng khi bước vào mùa cao điểm du lịch quốc tế cuối năm.

Sự phục hồi nhanh chóng vô tình tạo cho ngành Booking nhiều áp lực khi phải xử lý lượng lớn lượt booking online mỗi ngày, số lượng doanh nghiệp nhảy vào thị trường này càng nhiều hơn làm cho ngành Booking trở nên vô cùng cạnh tranh.

Vấn đề gặp phải


V

Đối với doanh nghiệp

Như đã đề cập, vì đặc điểm ngành nghề, các doanh nghiệp Booking thường tổ chức hoạt động kinh doanh của mình theo mô hình mạng lưới, trong đó sẽ có sự phân cấp theo hệ thống đại lý nhằm gia tăng khả năng tìm kiếm khách hàng và khai thác thị trường.
Tuy nhiên, việc sở hữu nhiều đại lý “con” cũng chính là một vấn đề nan giải về quản lý đối với các đại lý cấp cao hơn. Khi ngoài các yếu tố về vận hành, nhân sự không trực thuộc, thì việc quản lý thu – chi – nạp tiền từ các đại lý này cũng là một mấu chốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát, và có khả năng phát sinh những rủi ro tài chính ngoài ý muốn.
Đồng thời, không ít các doanh nghiệp hiện tại vẫn đang áp dụng quy trình quản lý truyền thống nói chung, và quy trình quản lý tài chính thủ công nói riêng, thì việc xử lý các thông tin – giao dịch, nhất là trong các đợt cao điểm trở thành một cơn “ác mộng”. Tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên và ít nhiều phát sinh những sai sót không đáng có



Doanh nghiệp & Khách hàng

Về phía khách hàng, những người “booking” trực tiếp để sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp, việc đặt vé qua các đại lý phân phối hiện nay đang được ưa chuộng hơn việc đặt vé trực tiếp tại các hãng, vì những chính sách ưu đãi đặc biệt mà các đại lý thường xuyên mang đến cho người dùng.

Với bản chất của ngành Booking là giao dịch những sản phẩm không-cần-giao-hàng, nên phương thức thanh toán đa phần sẽ là trực tuyến, thông qua hình thức chuyển khoản đến các tài khoản ngân hàng mà đại lý chỉ định.

Nói thêm, chuyển khoản ngân hàng là một trong những phương thức cơ bản nhất, mà ai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, việc phải thao tác quá nhiều mỗi khi lập lệnh chuyển khoản cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến sai sót. Dù cho các doanh nghiệp/đại lý luôn có một quy định chung trong nội dung chuyển khoản của khách hàng để thuận tiện hơn trong việc đối soát về sau, nhưng việc khách hàng không thực hiện theo là điều không phải hiếm gặp. Kể cả có đi chăng nữa, thì cũng thường kèm theo nhiều sự sai lệch khiến việc đối soát trở nên “không-dễ-dàng-một-chút-nào”.

Việc tích hợp với các cổng thanh toán cũng là một giải pháp khả dĩ mà nhiều đơn vị đã cung cấp trên thị trường, nhưng nó thường chỉ có thể áp dụng cho hệ thống đại lý cấp 1 trở lên – những doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản về nền tảng ứng dụng (website/app,…), và có thể chấp nhận được việc cắt một khoản hoa hồng trên mỗi giao dịch thành công. Còn đối với hệ thống đại lý cấp thấp hơn, thì những yêu cầu như vậy gần như là không dễ để họ đồng tình, và thực sự cũng không mang lại quá nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh thực tế.





Giải pháp của PayOS

Đứng trước những khó khăn của ngành Booking, payOS mang đến giải pháp thanh toán tự động, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tối ưu quy trình vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có cơ hội được tiếp cận và hợp tác chuyên sâu với nhiều doanh nghiệp ngành Booking, payOS nắm rõ được “nỗi đau” và nhu cầu thực tế của khách hàng. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã và đang liên tục phát triển bộ sản phẩm kết nối ngân hàng – tự động hóa công việc, nhằm hỗ trợ các khách hàng giải quyết vấn đề, ngay lập tức thực hiện chuyển đổi số thành công. 

Đăng ký trải nghiệm payOS miễn phí ngay

Chúng tôi mang đến cho bạn lên đến 100 giao dịch dùng thử hoàn toàn miễn phí.


Đăng ký ngay!