Hướng dẫn đăng ký cổng thanh toán chi tiết nhất
Tính đến năm 2024, tại Việt Nam đã có hơn 50 cổng thanh toán, tuy nhiên phần lớn thủ tục đăng ký cổng thanh toán là giống nhau. Ở bài viết này payOS sẽ hướng dẫn bạn những điều cần chuẩn bị và quy trình, thủ tục đăng ký cổng thanh toán một cách chi tiết nhất, giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp và chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình kinh doanh của mình.
1. Tại sao phải sử dụng cổng thanh toán
Cổng thanh toán là một phần không thể thiếu trong hệ thống thanh toán trực tuyến, giúp người bán chấp nhận thanh toán từ khách hàng trên các nền tảng kinh doanh online, tăng cường sự tương tác giữa người bán và khách hàng, mang đến sự thỏa mãn và tiện lợi trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng từ đó gia tăng tỷ lệ chốt đơn.
Không chỉ dừng lại ở khả năng chấp nhận thanh toán, những bậc thầy kinh doanh trong lĩnh vực Thương Mại Điện Tử đã khai thác tính năng tự động xác nhận thanh toán từ các cổng thanh toán, từ đó tạo ra những hệ thống thanh toán có thể tự động đối soát hàng ngàn đơn hàng mỗi ngày, giúp tiết kiệm hàng ngàn giờ lao động và nâng cao hiệu suất kinh doanh một cách đáng kinh ngạc.
Bên cạnh đó, các cổng thanh toán còn cung cấp các giao diện quản lý giúp người bán theo dõi các giao dịch và dòng tiền một cách hiệu quả và chia sẻ các dữ liệu giao dịch, doanh thu,…. với các nhân sự có liên quan.
Với những lợi ích vượt trội, cổng thanh toán đã trở thành một phần không thể thiếu với các cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chọn cho mình một cổng thanh toán phù hợp trong hơn 50 cổng thanh toán là một điều không hề đơn giản. Để bạn có sự lựa chọn phù hợp và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho hành trình bứt phá của doanh nghiệp, việc tích hợp cổng thanh toán có nhiều lưu ý quan trọng mà payOS sẽ giúp bạn làm sáng tỏ.
2. Những điều lưu ý khi chọn cổng thanh toán
Các cổng thanh toán hỗ trợ cho ai?
Tính đến năm 2024, hầu hết các cổng thanh toán tại Việt Nam đều yêu cầu Giấy phép Đăng Ký Kinh Doanh và đăng ký Bộ Công Thương. Điều này ngầm hiểu chỉ các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh mới có thể tiếp cận công nghệ cổng thanh toán.
Tính đến thời điểm hiện tại payOS là cổng thanh toán đầu tiên cho phép cả cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng một cách dễ dàng.
Cơ chế hoàn tiền T+
Cơ chế hoàn tiền T+ được hiểu là các cổng trung gian thanh toán sẽ giữ tiền của người bán lại một khoản thời gian T+. Khoảng thời gian này có thể từ 1 đến 15 ngày. Thời gian hoàn tiền là một tiêu chí quan trọng đối với các nhà kinh doanh khi lựa chọn cổng thanh toán, thông thường các cổng thanh toán có thời gian hoàn tiền càng ngắn sẽ giúp doanh nghiêp gặp ít khó khăn hơn trong việc sử dụng dòng tiền và đối soát đơn hàng.
Chi phí các cổng thanh toán.
Chi phí đối với cổng thanh toán thường bao gồm:
– Chi phí trên mỗi giao dịch: Đây là chi phí cao nhất thường bao gồm 1.000đ đến 4.000đ và cộng thêm 1% đến 2,2% giá trị mỗi giao dịch.
– Chi phí setup: Chi phí thủ tục, và kỹ thuật hỗ trợ hoàn thành tích hợp cổng thanh toán vào trang thương mại điện tử.
– Chi phí rút tiền: Một số cổng thanh toán sẽ thu phí khi rút tiền về tài khoản khi vượt quá số tiền miễn phí hàng tháng.
– Phí duy trì: Khoản phí cố định trả theo năm để duy trì dịch vụ cho cổng thanh toán.
Khi phải đối mặt với nhiều khoản chi phí đắt đỏ từ các cổng thanh toán truyền thống, thông thường khả năng vận hành ổn định với chi phí thấp là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà kinh doanh hướng đến khi lựa chọn cổng thanh toán tích hợp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Cổng thanh toán MIỄN PHÍ payOS và bảng giá các cổng thanh toán tại Việt Nam.
3. Các cổng thanh toán phổ biến tại Việt Nam
Các cổng thanh toán tại Việt Nam có lượng người dùng đông đảo nhất và độ ổn định cao gồm: VNPay, Momo, ZaloPay, payOS, Ngân Lượng, Payoo. Trong đó, payOS sử dụng mô hình A2A Payment, còn các cổng thanh toán khác tại Việt Nam vẫn sử dụng mô hình trung gian thanh toán truyền thống.
Mô hình A2A Payment và Mô hình thanh toán truyền thống khác nhau ở điểm gì?
Mô hình thanh toán truyền thống thông qua trung gian thứ ba có trụ sở ngoài lãnh thổ Việt Nam như VISA, Paypal, các Card network. Việc dòng tiền luân chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và bị giữ lại ở các trung gian này khiến thủ tục đăng ký khó khăn, chi phí đắt đỏ và dòng tiền bị các trung gian giữ lại dài ngày.
A2A Payment (Account to Account) sử dụng trực tiếp API các ngân hàng, cho phép tiền chuyển trực tiếp từ tài khoản người mua đến tài khoản người bán, từ đó mang lại nhiều lợi ích vượt trội:
– Tự động xác nhận thanh toán ngay lập tức
– Cho phép cả cá nhân, doanh nghiệp đăng ký một cách đơn giản trong 05 phút với 1 chiếc CCCD/MST
– Tiết kiệm 99% chi phí cho các bên trung gian so với các cổng thanh toán truyền thống,
– Tích hợp đơn giản, các thư viện được xây dựng sẵn,
– Tiền về trực tiếp tài khoản.
4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký các cổng thanh toán
Cổng thanh toán truyền thống | Cổng thanh toán payOS |
---|---|
Đăng ký kinh doanh, đăng ký bộ công thương | Tạo tài khoản payOS |
Gửi bộ hồ sơ đến cổng thanh toán để thẩm định (Thời gian từ 2 - 4 tuần) | Nhập CCCD (với cá nhân) và MST (với doanh nghiệp) sau đó chọn xác thực. |
Cổng thanh toán trả kết quả, sửa chữa hoặc bổ sung (nếu có) | Liên kết kênh thanh toán với tài khoản ngân hàng. |
Ký kết hợp đồng với Cổng thanh toán | Sử dụng API Key trong kênh vừa tạo và tích hợp vào trang Thương Mại Điện Tử với các thư viện lập trình có sẵn (hoặc plugin Wordpress). |
Đọc tài liệu và tích hợp trên môi trường test | |
Tích hợp trên Production | |
(Toàn bộ quy trình kéo dài từ 4 tuần đến 6 tháng) | (Toàn bộ quy trình kéo dài từ 5 phút đến 30 phút, tích hợp sử dụng ngay trong ngày) |
Ngoài những ưu điểm về thủ tục đăng ký cổng thanh toán, payOS được nhiều cá nhân và doanh nghiệp tin dùng bởi chi phí thấp và không giữ tiền ở trung gian thanh toán, giúp tối ưu hoá quy trình kinh doanh.
Đăng ký trải nghiệm Miễn Phí ngay
Miễn phí lên đến 1 triệu giao dịch dành cho tất cả khách hàng
Đăng ký ngay!