Ngành thương mại điện tử
90% doanh nghiệp phá sản không phải vì thiếu vốn, mà vì sự gián đoạn trong dòng tiền.
Quản trị dòng tiền trong kinh doanh thương mại điện tử
Dòng tiền là huyết mạch trong sức khoẻ tài chính doanh nghiệp, việc quản lý tốt dòng tiền không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì khả năng vận hành ổn định mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, vận hành hiệu quả và tăng cường khả năng sinh lời.
Dòng tiền trong kinh doanh thương mại điện tử bao gồm dòng tiền vào như doanh thu từ bán hàng, và dòng tiền ra như chi phí cho hàng tồn kho, marketing và hoạt động. Khác với lợi nhuận, là thu nhập ròng sau khi trả hết các chi phí, dòng tiền thể hiện tính thanh khoản thực tế để duy trì hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Chi phí trong kinh doanh Thương Mại Điện Tử
Trong thương mại điện tử, dòng tiền đặc biệt quan trọng!
Chi phí vận hành
Quản lý hàng tồn kho và hoàn thành đơn hàng đòi hỏi đầu tư lớn ban đầu. Doanh nghiệp cần mua hàng tồn kho trước khi có thể bán được cho khách hàng, điều này đòi hỏi một lượng tiền mặt đáng kể.
Chi Phí Marketing
Doanh nghiệp thương mại điện tử thường chi nhiều cho marketing để thu hút và giữ chân khách hàng. Các chiến dịch quảng cáo, SEO, và các hoạt động tiếp thị khác thường tốn kém và yêu cầu chi trả trước khi doanh thu thực sự từ những khách hàng mới được thu về.
Đầu Tư Công Nghệ và Hạ Tầng
Duy trì nền tảng trực tuyến mạnh mẽ đòi hỏi đầu tư nhà kinh doanh liên tục vào công nghệ và hạ tầng. Các chi phí này bao gồm việc phát triển website, bảo trì hệ thống, và các giải pháp bảo mật.
Câu chuyện giữa chi phí và dòng tiền
Các chi phí không ngừng phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp Thương mại Điện tử, dòng tiền bị ứ đọng sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí và rủi ro cho các khoản phải trả!
Câu chuyện thanh toán chậm từ các sàn
Một công ty bán lẻ trực tuyến nhỏ, chuyên cung cấp sản phẩm thời trang, đã đạt được doanh số bán hàng ấn tượng thông qua các sàn Thương mại Điện tử lớn như Lazada và Shopee. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với một vấn đề lớn: chu kỳ thanh toán dài từ các sàn giao dịch này. Thông thường, các sàn giữ lại tiền bán hàng từ 14 đến 21 ngày để đảm bảo các đơn hàng được giao hàng thành công và không có khiếu nại từ khách hàng.
Doanh số bán hàng tăng cao trong kỳ nghỉ lễ đã tạo ra một lượng doanh thu lớn, nhưng tiền thực sự không được chuyển vào tài khoản của công ty ngay lập tức. Điều này dẫn đến một khoảng thời gian thiếu hụt tiền mặt, khiến công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn, trả lương cho nhân viên và mua hàng tồn kho mới để duy trì mức độ phục vụ khách hàng. Hậu quả là, dù có doanh thu lớn, công ty vẫn phải vay ngắn hạn với lãi suất cao để duy trì hoạt động, tạo ra áp lực tài chính lớn.
Doanh Nghiệp Kinh Doanh Đồ Điện Tử và Vấn Đề Từ Cổng Thanh Toán
Một doanh nghiệp nhỏ chuyên bán đồ điện tử qua trang web của mình và thông qua cổng thanh toán trực tuyến VNPay, Momo Mặc dù doanh số bán hàng ổn định và tăng trưởng đều đặn, họ phải đối mặt với vấn đề VNPay, Momo giữ lại một phần doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.
Công ty đã có một đợt khuyến mãi lớn, dẫn đến tăng vọt doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các trung gian thanh toán đã giữ lại một lượng tiền đáng kể để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch đều hợp lệ. Khoản giữ lại này, cùng với thời gian chờ đợi để nhận được tiền, đã tạo ra một khoảng trống lớn trong dòng tiền. Công ty không thể thanh toán cho nhà cung cấp và phải trì hoãn các dự án phát triển sản phẩm mới, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và uy tín của doanh nghiệp.
Vì sao payOS phù hợp với ngành Thương mại Điện tử
Khắc phục điểm yếu về dòng tiền từ cổng thanh toán truyền thống!
Nhận tiền trực tiếp về tài khoản
Bằng việc ứng dụng mô hình A2A Payment tiên tiến, payOS cho phép tiền chảy trực tiếp từ tài khoản người mua đến tài khoản người bán mà không phụ thuộc vào trung gian thanh toán.
Tự động xác nhận thanh toán đơn hàng
Tự động xác nhận thanh toán đơn hàng và chuyển trạng thái đơn hàng ngay khi tiền về tài khoản người bán.